Vì sao khách hàng mới không quay lại lần 2?
Đa số doanh nghiệp đều hiểu rằng để có được những khách mua hàng của mình lần đầu tiên đòi hỏi rất nhiều nỗ lực. Một số doanh nghiệp, nhất là các công ty kinh doanh trên internet, giảm giá cho những giao dịch đầu tiên để có khách hàng mới. Số khác chinh phục khách hàng mới bằng cách đưa ra nhiều lời hứa hẹn về những lợi ích mà sản phẩm hay dịch vụ sẽ đem lại cho họ. Tuy nhiên, để họ quay lại mua hàng lần thứ hai hay nhiều lần sau đó là một thách thức lớn.
1. Mua sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp vì chúng được giảm giá
Nhiều công ty nghĩ rằng cách hiệu quả nhất để có những khách hàng đầu tiên là bán giảm giá cho họ. Tuy nhiên vấn đề là nhiều người chỉ mua hàng khi chúng được bán giảm giá. Cách làm này được nhiều công ty thương mại điện tử áp dụng. Họ hy vọng rằng khách hàng sẽ mua thử sản phẩm, dịch vụ của họ với mức giảm giá từ 50% trở lên và sau đó quay lại tiếp tục mua hàng với mức giá bình thường.Những công ty ấy suy nghĩ rằng số tiền giảm giá là chi phí cần thiết để có được khách hàng mới, vì giá trị lâu dài mà một khách hàng đem lại cho doanh nghiệp sẽ lớn hơn nhiều. Tuy nhiên, thực tế cho thấy những khách hàng vốn bị thu hút bởi việc giảm giá sẽ không muốn quay lại để trả một mức giá cao hơn cho cùng một sản phẩm hay dịch vụ. Kết quả là nhiều doanh nghiệp phải bán hàng giảm giá không chỉ cho lần mua hàng đầu tiên mà còn cho lần mua thứ hai, thứ ba để chắc chắn rằng khách hàng sẽ quay lại.
2. Sản phẩm hay dịch vụ họ mua chỉ là một mặt hàng thông thường
Với một mặt hàng thông thường, khách hàng thường ra quyết định mua hàng dựa trên giá và sự thuận tiện. Điều đó có nghĩa là với cùng một mặt hàng, họ sẽ mua của bất kỳ người bán hay nơi bán nào mà họ cảm thấy thuận tiện nhất và giá bán tốt nhất. Để khách hàng quay lại mua hàng của mình bất cứ khi nào họ có nhu cầu về loại sản phẩm hay dịch vụ mà mình đang bán, doanh nghiệp cần phải đem đến thêm cho khách hàng điều khác biệt ngoài những giá trị cơ bản mà sản phẩm mang lại.Thực tế, nhiều khách hàng muốn có một trải nghiệm hay quan hệ mang tính cá nhân cao chứ không chỉ dừng lại ở việc mua sản phẩm hay dịch vụ. Khi tìm cách tạo thêm trải nghiệm tích cực cho khách hàng, doanh nghiệp có thể làm mình khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.
3. Sản phẩm của doanh nghiệp không giúp họ giải quyết một “nỗi đau” thường xuyên
Về lý thuyết, khách hàng luôn mua một sản phẩm hay dịch vụ nào đó để giải quyết một nhu cầu lớn hay một “nỗi đau” của họ. Nhưng nếu sản phẩm hay dịch vụ không giúp họ giải quyết một khó khăn thường xuyên thì họ có thể chỉ mua hàng của doanh nghiệp một lần.4. Không nhận được một trải nghiệm tuyệt vời
Các doanh nghiệp thường chỉ có một cơ hội để chinh phục khách hàng. Nếu không tạo ra được những trải nghiệm tốt, ngoài mức mong đợi cho khách hàng trong lần mua hàng đầu tiên, họ sẽ không quay lại. Điều này thường xảy ra khi các công ty chỉ chú trọng vào việc có được khách và bán hàng chứ không quan tâm đến những trải nghiệm của họ trong quá trình mua hàng hay thực tế sử dụng sản phẩm.Các bài viết khác
- GOOGLE UPDATES 2023: TIẾP CẬN CHUẨN - CHUYỂN ĐỔI CHẤT ️
- GOOGLE UPDATES 2023: TIẾP CẬN CHUẨN - CHUYỂN ĐỔI CHẤT ️
- GOOGLE UPDATES 2023: TIẾP CẬN CHUẨN - CHUYỂN ĐỔI CHẤT ️
- CHẶNG ĐUA CUỐI CÙNG TÌM RA QUÁN QUÂN CUỘC THI ISME DEBATE CONTEST 2022 SẮP SỬA DIỄN RA
- ISME DEBATE CONTEST 2022 - KHI CÁC NHÀ TRANH BIỆN VÌ TƯƠNG LAI LÊN NGÔI
- DỰ ĐOÁN 3 CÔNG NGHỆ CHI PHỐI MARKETING TƯƠNG LAI
- 3 lời khuyên quý báu về Marketing cho những bạn mới vào nghề
- 7 sai lầm người lãnh đạo nhất định không được mắc phải nếu muốn thành công
- Bạn đã biết về 10 trang web về Marketing hấp dẫn nhất hiện nay chưa ?
- 7 BƯỚC NHẤT ĐỊNH PHẢI ĐI NẾU MUỐN KINH DOANH THỜI TRANG ONLINE HIỆU QUẢ
Designed by Vinalink - Thiet ke web - Seo