Những lỗi cơ bản thường gặp trong copywriting

 Nếu bạn muốn viết một nội dung hấp dẫn, sáng tạo thu hút người đọc, làm thay đổi hành vi mua sắm của họ thì bạn phải biết cách để trở thành một copywriter thực thụ, hoặc ngược lại, bạn có thể hủy hoại cả một thương hiệu và làm mất uy tín công ty vì những sai lầm đáng xấu hổ. Dưới đây là những lỗi thường gặp trong copywriting mà các bạn cần nên tránh.

 1. Lỗi chính tả


Đáng lẽ phải là “morons” (tạm dịch: ngu xuẩn) thay vì “morans” trong trường hợp này. Sơ suất trong chính tả là một trong những sai lầm phổ biến và ảnh hưởng nhất mà copywriter mắc phải.
Việc kiểm tra chính tả trong trong Word hoặc hệ thống quản lý nội dung thực chất chúng không thể kiểm soát hết được. Đây là lý do tại sao bạn cần đầu tư một phần mềm quản lý văn bản tốt hoặc ít nhất là đọc qua chúng một cách cẩn thận trước khi gửi nó đi.
Sai chính tả có thực sự ảnh hưởng lớn không? Và đây là câu trả lời:
74% người dùng mạng chú ý đến chính tả và ngữ pháp khi vào xem website của công ty.
Hơn 50% số người sẽ tránh hợp tác với các doanh nghiệp mắc các lỗi trên.
Dưới đây là ví dụ tiêu biểu:
Vậy “pubic” rốt cuộc là trường gì? Với chi phí cho một quảng cáo ngoài trời và số người đã chấp thuận chiến dịch marketing này, bạn sẽ nghĩ khó có ai mắc những lỗi sơ đẳng như thế này, nhưng thực chất nó vẫn xảy ra đó.
Tips: 
·         Đừng bao giờ cho rằng các phần mềm quản lý văn bản sẽ kiểm tra được tất cả các lỗi về chính tả và ngữ pháp
·         Nếu bạn không chắc từ đó đã viết đúng hay chưa, hãy kiểm tra nó
·         Luôn đọc lại nội dung của bạn trước khi gửi đi
·         Sử dụng một phần mềm soạn thảo nếu có và ít nhất cho một người nào đó xem qua chúng
·         Nếu bạn tự mình chỉnh sửa thì hãy đọc to chúng lên

2. Nhồi nhét từ khóa (keyword stuffing)


Các nhà marketing luôn muốn website của họ được xếp hạng ở trang đầu tiên trong kết quả tìm kiếm Google. Điều này đôi khi dẫn đến các phần trong trang web lặp lại nhiều lần một chữ nhất định và thêm vào các từ khóa không cần thiết. Nó không chỉ chẳng cải thiện thứ hạng tìm kiếm, mà còn làm mất uy tín, không mang lại giá trị về nội dung cho người đọc.
Bạn có thể đoán được từ khóa nào mà tác giả đã cố tình chèn vào ko?

Tips: 
·         Hãy ưu tiên đến chất lượng nội dung
·         Để từ khóa xuất hiện một cách tự nhiên xuyên suốt bài viết
·         Tập trung vào việc dùng các từ khóa đúng chỗ, hợp ngữ cảnh
·         Sử dụng SEO plug-in hoặc phần mềm để đo lường hiệu quả việc sử dụng từ khóa

3. Không chú trọng vào headline


Một headline hay sẽ hấp dẫn người đọc. Nếu bạn đặt headline mà người đọc không màng lướt tới, thì làm sao có thể mong chờ họ đọc bài viết của bạn? Tính trung bình, 8/10 người sẽ đọc headline và chỉ có 2/10 người sẽ đọc phần còn lại. Ngày nay khi mà có vô số đối thủ cạnh tranh, một headline nghèo nàn sẽ như dìm hết mọi thứ xuống vực.
“90% những người chia sẻ nội dung của bạn, thường dựa trên các headline vì thậm chí họ không bận tâm để click và đọc nội dung trước khi chia sẻ,” Deb McAlister cho biết. Điều này đặc biệt được áp dụng đối với các bài viết truyền thông xã hội và nội dung blog.
Hãy cùng xem qua một loạt các tiêu đề vô nghĩa sau
Tips:
·         Đặt ngắn gọn và trọng tâm (nhưng đừng quá “nghĩa đen” như các headline trên)
·         Sử dụng các từ “mềm mại” và có tính thuyết phục
·         Tìm hiểu đối tượng khách hàng của bạn
·         Dùng các con số và các từ để hỏi (tại sao, như thế nào…)

4. Không kiểm tra lại ngữ nghĩa của nội dung 


Những gì bạn viết có thể bao hàm nhiều ẩn ý, do đó bạn cần phải cẩn thận xem những từ bạn viết có đúng như những gì bạn nghĩ đến hoặc sẽ tự tay kết liễu con đường làm copy của bạn như hai ví dụ sau:
Trong trường hợp của trang web Target, tên sản phẩm được đặt có thể mang một ý nghĩa hoàn toàn khác:
Chắc hẳn ai đó cũng sẽ tưởng rằng Target bán sản phẩm bàn máy tính dành cho những trẻ em da màu phải không? Chúng ta có thể đặt lại cụm từ này thành “Kid’s Computer Desk – Black” để tránh hiều nhầm nghĩa.
Một ví dụ khác:
Chúng ta đều biết cô ấy không thể nấu cả gia đình và con chó của mình (hy vọng điều đó đúng!). Có lẽ cần một sự diễn đạt khác hoặc thêm một vài dấu phẩy để đảm bảo là nội dung đúng theo ý nghĩa mà copywriter nhắm tới.
Tips:
·         Sử dụng ngữ pháp một cách hợp lý để làm rõ nội dung
·         Hãy chắc rằng nội dung cuối cùng được trình bày chính xác trước khi gửi đi

5. Không biết những gì viết ra sẽ được trình bày trên phương tiện nào


Hãy luôn hỏi khách hàng của bạn để biết những nội dung mà bạn viết sẽ được trình bày lên đâu. Print và Digital rất khác nhau. Hãy nắm rõ, hoặc bạn có thể sẽ có một bài báo hay câu chuyện được xuất bản trông như thế này:
Có ai đang cố gắng click vào đây ko?
Tips
·         Biết các phương tiện mà bạn đang viết là gì
·         Nếu chưa rõ, hãy nghiên cứu định dạng cho từng phương tiện
·         Nếu nội dung sẽ xuất hiện trên nhiều phương tiện truyền thông, hãy xem xét đến việc tạo ra nhiều phiên bản khác nhau.

6. Quá dài dòng


Bất kể là viết trên đâu, một ý tưởng tốt cần cô đọng trong vài từ, đặc biệt là nếu bạn đang viết bài đăng web. Dù nội dung bạn có hay đến mức nào thì khi đứng trước một khối lượng chữ khổng lồ, người đọc cũng sẽ thấy ngán ngẫm. Hãy ngắn gọn, xúc tích những gì cần viết.
Các bài viết khác
Designed by Vinalink - Thiet ke web - Seo